Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh TP
Hạ Long hiện có gần 100 di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, là vùng đất có bản sắc văn hóa độc đáo. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các di tích văn hóa, lịch sử của thành phố; hay các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương là những cách làm hữu ích, thiết thực nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng, quảng bá giá trị di sản của thành phố cũng như khơi dậy, bồi đắp tình yêu quê hương cho thế hệ trẻ.
1 buổi tham quan Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, và di tích các Bài thơ cổ dưới chân núi Bài Thơ, của cô và trò trường THCS Lê Văn Tám. Đã được biết đến những di tích này qua các bài học trên lớp, nay được trực tiếp tham quan và nghe thuyết minh về những câu chuyện liên quan đến Đức Ông Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn; được tận mắt thấy dấu tích về bài thơ cổ của vua Lê Thánh Tông từ năm 1468, các em học sinh càng hiểu thêm, tự hào thêm về lịch sử nước nhà, thêm yêu quê hương đất nước.
Em Lê Hà Anh, Lớp 6A5, trường THCS Lê Văn Tám, TP Hạ Long cho biết: Đây là chuyến đi thật sự ý nghĩa, chúng em không chỉ được nghe thuyết minh giới thiệu, mà còn hiểu rõ thêm giá trị lịch sử, văn hóa. Chuyến đi cũng mang lại cho chúng em những kiến thức bổ ích, hỗ trợ cho các môn học như lịch sử, ngữ văn trong chương trình học tại nhà trường, đồng thời là cơ hội để chúng em thêm yêu quê hương, thành phố Hạ Long.
Học sinh Trường THCS Lê Văn Tám tham quan và tìm hiểu Di tích Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Trường THCS Lê Văn Tám là một trong những trường tiên phong đi đầu trong việc lựa chọn những “địa chỉ đỏ” mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của thành phố để giáo dục học sinh. Thông qua việc tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại các di tích lịch sử giúp các em thêm yêu TP nơi mình sinh sống, từ đó nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo vệ, giữ gìn, đóng góp công sức trong tôn tạo, phát huy giá trị của di tích. Cô giáo Nguyễn Thùy Chi, Trường THCS Lê Văn Tám, TP Hạ Long chia sẻ: Những năm qua, trường THCS Lê Văn Tám rất chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nhằm phát huy năng lực toàn diện, kỹ năng sống cho học sinh, qua đó hình thành trong học sinh tình yêu với TP và ý thức chung tay bảo vệ các di tích lịch sử trên địa bàn….. Đền thờ vua Lê Thái Tổ ở xã Lê Lợi cũng là địa điểm thường được lựa chọn để thế hệ trẻ tới tham quan, tìm hiểu. Đền được xây dựng cuối thế kỷ XV và đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2003. Ở đây hiện còn lưu giữ 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng vào năm 1821 và năm 1846. Đến học tập, tham quan đền thờ vua Lê Thái Tổ giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, truyền thống cách mạng; quyết tâm thi đua, học tập và thêm phát huy truyền thống. Cùng với tham quan, tìm hiểu thực tế tại các di tích lịch sử, văn hóa, nhiều trường học của thành phố cũng tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm vùng miền để lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương, phát triển du lịch. Cùng với kiến thức từ sách vở, những trải nghiệm thực tế sẽ giúp thế hệ trẻ tiếp thu nhiều điều bổ ích, góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và kích cầu hoạt động du lịch tại địa phương.
Tin tức khác
- Hội nghị tiếp xúc giữa Đại biểu HĐND Tỉnh và HĐND Thành phố với cử tri 4 phường: Bạch Đằng, Hồng Gai, Trần Hưng Đạo và Hồng Hải trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.
- Phường Bạch Đằng tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật năm 2024
- Phường Bạch Đằng tổ chức Hội nghị tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024
- Hội đồng giáo dục Quốc phòng và an ninh phường Bạch Đằng tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh cho đối tượng 4 năm 2024
- Đảng bộ phường Bạch Đằng tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 07/11